Đăng ký tư vấn

Trang chủ

Chương trình học

Tips nuôi dạy con

Liên hệ

R.I.E TIME MERBABY – TRẺ TỰ DO SÁNG TẠO VỚI ĐỒ CHƠI HÌNH KHỐI

Chương trình R.I.E time – Giờ tự chơi là một nét đặc sắc của nhà Merbaby nhằm kích thích khả năng sáng tạo cho bé. Với phương châm Tôn trọng – An toàn – Yêu thương, Merbaby luôn tạo ra môi trường để bé tự do khám phá, sáng tạo, phát huy trí tưởng tượng của mình.

ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN GIÁO DỤC SỚM 0-3 TẠI NHÀ CHUYÊN SÂU CÙNG MERBABY ACADEMY

❓ Bạn đang tìm kiếm một lộ trình đào tạo Giáo Viên Giáo Dục Sớm 0 – 3 tuổi bài bản?

♥️ Feedback đáng yêu từ mẹ Obi của cô Linh Mer đây ạ ❤

"Obi thích học cô Linh lắm”

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC & ĐẦU TƯ KỲ QUAN NHỎ

Giáo dục sớm tại nhà Merbaby Homedu

Văn phòng: Tầng 6, 100 Tây Sơn, Phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
Hệ thống mầm non Merbaby School: Park 6 & T3 Khu Đô thị Times City, Hà Nội
Hotline: 0867459669
Website: giaoducsom.merbaby.vn
Created with Sketch.

PHẦN THƯỞNG HAY HỐI LỘ?

Phần thưởng cũng là một cách chúng ta bày tỏ tình yêu thương của chúng ta đối với con. Tuy nhiên, việc sử dụng phần thưởng không cẩn thận sẽ trở thành thứ để chúng ta hối lộ trẻ.

Khi mình hỗ trợ các ba mẹ về kỷ luật cho các con, rất nhiều ba mẹ chia sẻ rằng họ sẽ thưởng cho con để đổi lại con sẽ thực hiện một điều gì đó họ yêu cầu. Ví dụ: "Bé muốn mình mua bim bim cho, trước khi đưa bim bim cho con mình sẽ yêu cầu con đọc từ 1- 100 cho mẹ nghe rồi mẹ sẽ thưởng con 2 gói bim bim luôn". Có mẹ thì giao hẹn với con, con viết xong mỗi trang tập viết, con sẽ được chơi điện thoại 10 phút. Các mẹ cũng sẽ nghe quen những câu này: Con ăn đi/ Con phải ngoan/ học giỏi… mẹ mới yêu nhé..v.v.

31 Tháng 5

Đây là những ví dụ về việc chúng ta dùng phần thưởng để hối lộ con. Chúng ta nói với bé, con làm cái này đi rồi ba/ mẹ cho cái kia. Điều đó có nghĩa là chúng ta đã DÙNG PHẦN THƯỞNG ĐỂ LÀM ĐỘNG CƠ cho các hành động của con. Con sẽ thực hiện điều được yêu cầu vì mục tiêu là để lấy được phần thưởng chứ không phải vì thấy rõ lí do chính đáng của việc cần phải làm. Điều này sẽ dễ dẫn đến việc khi không có những phần thưởng đó nữa, trẻ sẽ bị mất đi động cơ và từ chối không thực hiện. Người mẹ dùng việc chơi điện thoại để làm phần thưởng cho việc con viết bài sẽ thấy ban đầu con rất hăng hái viết bài và viết rất nhiều để được chơi lâu hơn. Nhưng rồi có những ngày vì lí do nào đó, mẹ không thể cho con dùng điện thoại được, vậy là cậu bé từ chối không chịu viết bài nữa. Việc dùng phần thưởng để mặc cả cho việc con học không thực sự giúp con rèn thói quen học bài.

Chúng ta cũng đặt điều kiện cho tình yêu của chúng ta dành cho trẻ. Trẻ sẽ lo lắng nếu mình không thỏa mãn những điều kiện ba mẹ đưa ra, ba mẹ sẽ không yêu mình nữa. Và vì vậy, trẻ đâu hiểu được trẻ cần ăn để cho chính trẻ khỏe mạnh, trẻ cần học và biết cách cư xử cũng để giúp trẻ khôn lớn, thành người. Dần dần, trẻ sẽ hình thành một suy nghĩ rằng việc trẻ ăn, trẻ học, trẻ làm mọi thứ là vì người khác, vì cha mẹ. Trẻ sẽ dùng chính điều này để mặc cả lại với ba mẹ để đòi thứ mà trẻ muốn: “Mẹ phải cho con chơi cơ thì con mới ăn!” Ô hay, ăn là cho con chứ cho ba mẹ đâu? Vậy tại sao con lại đặt điều kiện với mình như vậy? Ừ thì tại mình chứ tại ai? Chính mình đã đặt điều kiện con ăn cho ba mẹ rồi mà!

Hãy trả lại việc thưởng cho trẻ theo đúng ý nghĩa là một món quà của tình yêu thương. Chúng ta thưởng cho trẻ vì chúng ta yêu mến trẻ và vì trẻ đáng được hưởng món quà đó chứ không phải để đánh đổi cho một hành động, một thái độ, hành vi nào đó mà chúng ta mong muốn.

VẬY CẦN PHẢI THƯỞNG CHO TRẺ NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG?

Bản thân gia đình mình vẫn thưởng cho các cậu con trai. Ví dụ khi cậu con trai cả lần đầu tiên được 10 điểm tiếng Anh, trong khi trước đó con rất vất vả với môn này, cả gia đình đánh giá rằng đây là một chiến công của con đã tiến bộ vượt trội so với con trước đó và buổi tối hôm đó, cả nhà đã cùng đi ăn nhà hàng.

Về mặt biểu hiện bề ngoài thì việc thưởng và việc hối lộ đều khá giống nhau vì đều thưởng cho trẻ khi trẻ thực hiện một hành vi nào đó người lớn ghi nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, việc thưởng đúng nghĩa là sẽ không có sự mặc cả, kết nối trực tiếp với hành động mong muốn, biến phần thưởng thành động cơ. Nếu như gia đình tôi nói với con trai là bao giờ con được 10 điểm môn tiếng Anh, cả nhà sẽ đi ăn nhà hàng thì đây là mặc cả. Nhưng chúng tôi không hứa gì cả, không đặt điều kiện gì với con. Con cố gắng phấn đấu là vì con hiểu con cần chinh phục những điều con làm chưa tốt và điều đó là vì chính con, tốt cho con. Khi con đã nỗ lực đạt được điều đó, chúng tôi đã ghi nhận sự nỗ lực đó của con, bằng cách thưởng một bữa đi nhà hàng. Sự khích lệ, động viên này là thể hiện việc cha mẹ luôn yêu thương và dõi theo con, vui mừng cùng những thành công mà con đạt được. Con vẫn hiểu con cần tự mình làm mọi thứ vì bản thân mình, nhưng con rất hạnh phúc vì có cha mẹ và gia đình luôn đồng hành và ủng hộ.

Vậy giả sử lần sau, con tôi lại được 10 điểm môn tiếng Anh, vậy có nên thưởng tiếp cho con không? Nếu lần nào con được 10 điểm, con đều được thưởng thì con cũng sẽ tự thiết lập một quy tắc ngầm và chuyển dần động cơ sang việc học để được thưởng. Chính vì vậy, nếu chúng tôi thấy việc con đã dễ dàng chinh phục mức đó rồi, chúng tôi dừng lại để con hiểu việc chúng tôi ăn mừng là ăn mừng sự nỗ lực của con chứ không phải là vì con được 10. Khi con có nỗ lực khác, tiến bộ khác, chúng tôi có thể thưởng cho con hoặc có cách ghi nhận khác, không nhất thiết là phần thưởng. Chúng tôi có thể chia sẻ thành công đó của con với gia đình, bạn bè và cho con biết chúng tôi tự hào về con như thế nào. Việc thưởng cho con lúc bấy giờ không còn là một động cơ duy nhất để con cảm thấy được yêu thương. 

Tóm lại, khi muốn thưởng cho con, đừng nói trước, đừng mặc cả. Ba mẹ thấy phù hợp và cảm thấy con đáng được thưởng thì con sẽ được thưởng. Ba mẹ thưởng cho con vì con xứng đáng chứ không phải vì con đã làm cho cha mẹ một điều gì đó. Và đôi khi, chúng ta vẫn tặng cho con những món quà mà chẳng cần có một lí do gì cả - chỉ đơn giản là vì ba mẹ yêu thương và muốn tặng nó cho con thôi!

GIẢI ĐÁP VỀ HÀNH VI NÉM ĐỒ VÀ TÁT MẸ CỦA TRẺ

Có nhiều mẹ nhờ tôi cho lời khuyên. Bé nhà e 15m+, em đang gặp phải 1 số vấn đề ...

31 Tháng 5

Top

NÊN LÀM GÌ KHI TRẺ LUÔN MÁCH LẺO (TATTLING)?

Một phụ huynh hỏi mình một tình huống về việc con trai chị ấy bị một cô bạn ...

31 Tháng 5

HIỂU ĐÚNG VỀ GIÁO DỤC SỚM

Hiểu đúng về Giáo dục sớm sẽ giúp ba mẹ kịp thời đồng hành cùng con trong giai đoạn vàng ...

05 Tháng 6

GIẢI ĐÁP VỀ HÀNH VI ĐÁNH BỐ MẸ CỦA TRẺ

Sau 12 tháng, nhiều em bé bỗng xuất hiện một số vấn đề hành vi đánh bố, mẹ khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Thực chất đó có phải vì con hư, con hỗn với bố mẹ? Bố mẹ nên làm gì trong tình huống này?

31 Tháng 5

TRẢ LỜI

PHẦN THƯỞNG HAY HỐI LỘ?

Phần thưởng cũng là một cách chúng ta bày tỏ tình yêu thương của chúng ta đối với con ...

31 Tháng 5

Top

NÊN LÀM GÌ KHI TRẺ LUÔN MÁCH LẺO (TATTLING)?

Một phụ huynh hỏi mình một tình huống về việc con trai chị ấy bị một cô bạn ...

31 Tháng 5

  • Bé nhà em 15m+, em đang gặp phải 1 số vấn đề chưa biết phải làm sao với bé. Bé rất thích tát mẹ và lấy đó làm niềm vui. Mẹ giải thích là làm vậy mẹ đau, bảo con xin lỗi, con xin lỗi rồi tát tiếp và rất vui với hành động đó. Em xin nói thêm là gia đình em không nuôi bé bằng đòn roi, chưa từng đánh bé nên cũng không có chuyện bé học theo người lớn ạ.
  • Trước tiên, cần khẳng định, việc trẻ nhỏ đánh bạn hay đánh bố, mẹ không nên được nhìn nhận là em bé có xu hướng bạo lực, hay hư, hỗn. Có 2 nguyên nhân giải thích cho hành động này:
  • Đầu tiên, đây là giai đoạn bé muốn học về kết quả của hành động (cause and effect) nên việc đánh bố, mẹ có thể là bé đang muốn thử nghiệm cách cư xử với mẹ vì với bé đó có thể là một trò chơi có kết quả. Đánh vào mặt mẹ, mẹ sẽ nhăn mặt lại và mẹ sẽ có một phản ứng lại với hành động đó. Trò chơi vui quá, nhưng bé không biết rằng đánh như vậy làm mẹ đau vì về mặt tâm lí bé vẫn rất vị kỷ (ego centric). Bé chỉ thấy thích thì bé đánh thôi. Nhiệm vụ của người lớn là cho trẻ biết rằng hành vi đó làm đau người khác bằng cách giữ tay bé lại, nhìn thẳng vào mắt bé và nói bằng giọng kiên định nhưng không quát là "đánh làm mẹ đau, tay để yêu thương, vuốt ve mẹ thôi".
  • Bé 15 tháng có thể chưa hiểu hết điều người lớn nói nên đừng ngạc nhiên khi giải thích mà bé vẫn làm. Mẹ hãy kiên trì, liên tục lặp lại việc này cho đến khi bé học được bài học về việc không làm mẹ đau thì dần dần bé sẽ hiểu thôi. Lần sau, mỗi khi con có biểu hiện của việc chuẩn bị đánh mẹ, mẹ hãy nói trước với con: Tay là để yêu thương nhỉ, con chỉ vuốt mặt mẹ nhẹ nhàng thôi nhỉ?
  • Cũng có trường hợp em bé muốn thu hút sự chú ý của bố, mẹ bằng hành vi này. Điều này thường xảy ra khi có sự thay đổi trong môi trường sống khiến em bé có cảm giác mình ít được bố mẹ quan tâm như mẹ mới sinh em bé hay bố, mẹ bận rộn hơn, ít có thời gian chơi với con. Nếu vì nguyên nhân này thì ngoài việc phản ứng như đã nêu ở trên, ba mẹ hãy dành thời gian để chơi, trò chuyện 1:1 với em bé nhiều hơn. Dần dần con cũng hiểu ra và dừng hành động đó lại thôi bố mẹ ạ.
  • Chúc bố mẹ sẽ luôn là những cha mẹ thông thái, yêu thương và thấu hiểu con.

HIỂU ĐÚNG VỀ GIÁO DỤC SỚM

Hiểu đúng về Giáo dục sớm sẽ giúp ba mẹ kịp thời đồng hành cùng con trong giai đoạn vàng ...

05 Tháng 6

CÂU HỎI

HỎI ĐÁP VỀ VIỆC TRẺ LUÔN MÁCH LẺO (TATTLING)?

Một phụ huynh hỏi mình một tình huống về việc con trai chị ấy bị một cô bạn hàng xóm mách là gây chuyện với một người bạn khác. Người mẹ thấy hành động con trai làm như vậy là hoàn toàn không đúng nên đã nhắc nhở và dạy con luôn một bài học. Cô bé kia nghe chừng cảm thấy mình vừa lập được một chiến công hiển hách và những lần sau, mỗi khi cậu bé cứ có bất kỳ hành vi gì, cô bé đều về mách mẹ cậu bé. Cô bé kia còn thông minh đến nỗi dùng chính các lỗi cậu bé mắc để mặc cả, đặt điều kiện với cậu bé để cậu bé phải làm điều gì đó mà cô bé muốn.

31 Tháng 5

Một gia đình khác, nhà có 2 cô con gái, bố mẹ nhức hết cả đầu vì chúng kiện cáo suốt ngày. Cô chị thì mách cô em ăn vụng kẹo, cô em thì mách cô chị xem Youtube trong giờ học. Bố mẹ lần lượt xử lí từng vụ, nhưng rồi, ngày nào cũng có những vụ tương tự xảy ra và bố mẹ cũng phải cầu cứu là làm thế nào để hai cô con gái bớt kiện cáo như vậy?

Sự khác nhau không hề nhẹ giữa hai loại mách này nằm ở mục đích của việc mách. Mách lẻo là loại mách tội của người khác có hoặc không liên quan gì đến mình nhằm mục đích làm cho người bị mách rơi vào phiền toái hoặc làm cho vai trò, vị trí của mình trở nên quan trọng hơn. Mách để chia sẻ thông tin là việc nói với người có thẩm quyền hoặc khả năng giải quyết vấn đề về một thực tế hoặc thông tin liên quan đến mình hoặc người khác để nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ để giải quyết vấn đề cho mình hoặc cho người khác.

Trong trường hợp của câu chuyện số 1, cô bé hàng xóm mách với mẹ cậu bạn về sự việc không liên quan đến mình và rõ ràng là muốn cậu bạn bị mẹ “xử lí”. Khi người mẹ nghe thấy con mình như vậy liền dạy con bài học luôn ở đó. Điều này, khiến cô bé cảm thấy mình quan trọng. Và chắc hẳn, lần nào cô bé mách lỗi, người mẹ đều xử lí cậu con. Chính vì vậy, cô bé, dần trở thành một cô “cảnh sát” chuyên đi dò thám bắt lỗi của cậu bạn để lập công với mẹ cậu ấy. Người mẹ cũng đã nhận ra có điều không ổn khi cô bé biết “tống tiền” cậu con bằng cách “mặc cả” việc giấu tội của cậu và đổi lại cậu bé phải làm điều cô bé muốn. Nếu cô bé đó lớn lên và tiếp tục cho rằng mình sẽ trở thành người quan trọng bằng cách tìm lỗi của những người xung quanh mình và báo với người có thẩm quyền. Chắc chắn rằng cô bé đó sẽ có rất nhiều người không thích. Con cần được dạy một bài học khác chứ không phải là bài học làm mình trở nên quan trọng theo cách đó.

MÁCH LẺO VÀ MÁCH ĐỂ CHIA SẺ THÔNG TIN

Trong trường hợp thứ 2, hai cô bé mách lẻo lỗi của nhau cũng nhằm mục đich để mình được bố mẹ yêu thương hơn người kia. Nó tạo nên một sự cạnh tranh về tình yêu thương của bố mẹ giữa bọn trẻ. Các con cho rằng, bố mẹ sẽ chú ý và yêu quý với người ngoan hơn, người được bố mẹ cảm thấy hài lòng hơn. Vì vậy, cần phải tìm các tội, lỗi của đối phương để đẩy cao “thứ bậc” của mình lên. Một sự cạnh tranh ngấm ngầm “đáng sợ” trong các gia đình mà đôi khi bố mẹ cũng dễ dàng bị rơi vào bẫy. Rồi, một ngày nào đó, bạn hay bị mắc lỗi hơn, hay bị mách hơn lại giận dỗi bố mẹ, cho rằng bố mẹ không yêu mình, chỉ yêu anh/chị/ em của mình nhiều hơn. Bố mẹ sẽ vô cùng ngạc nhiên không hiểu tại sao con lại có ý nghĩ đó trong khi mình đã cố gắng rất công bằng. Lí do nằm ở những điều rất nhỏ như thế này thôi trong đó có việc bố mẹ đã vô tình dung túng cho việc mách lẻo.

Khi trẻ mách lẻo, hãy làm theo các bước dưới đây:

Vậy trong trường hợp này chúng ta cần xử lí như thế nào?

Như vậy, khi chúng ta giải quyết việc mách lẻo theo cách này, chúng ta sẽ khuyến khích trẻ biết hỗ trợ, giúp đỡ người khác và gửi đến cho trẻ thông điệp: Người lớn không hoan nghênh việc mách tội người khác để đẩy họ xuống và nâng mình lên. Hành vi được đánh giá cao là việc có thể đối thoại để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau và nếu không thể hỗ trợ, giúp đỡ họ thì có thể đến gặp người lớn để giúp. Nếu chúng ta phủ nhận luôn việc không muốn nghe trẻ mách thì đôi khi chúng ta cũng không biết các thông tin để có thể hỗ trẻ kịp thời để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra.

GIẢI ĐÁP VỀ HÀNH VI NÉM ĐỒ VÀ TÁT MẸ CỦA TRẺ

Có nhiều mẹ nhờ tôi cho lời khuyên. Bé nhà e 15m+, em đang gặp phải 1 số vấn đề ...

31 Tháng 5

Top

PHẦN THƯỞNG HAY HỐI LỘ?

Phần thưởng cũng là một cách chúng ta bày tỏ tình yêu thương của chúng ta đối với con ...

31 Tháng 5

Người lớn cần hiểu và phân biệt rõ điều này và có cách cư xử đúng để giúp trẻ trở thành người biết thấu cảm, chia sẻ và giúp đỡ mọi người. Nếu chúng ta dung túng việc mách lẻo, chúng ta có thể làm trẻ lớn lên và học bài học là muốn được yêu mến, muốn trở nên quan trọng cần “đạp người khác xuống”. Điều này sẽ làm trẻ dần bị những người xung quanh, bạn bè xa lánh, chán ghét hoặc tạo nên sự đố kị, nghi ngờ và bất hòa giữa trẻ với nhau.

GIẢI QUYẾT VIỆC MÁCH LẺO NHƯ THẾ NÀO?

  • Trước tiên, người lớn hãy cám ơn trẻ đã chia sẻ thông tin với mình.
  • Hỏi trẻ xem vấn đề có liên quan đến trẻ không? Nếu vấn đề liên quan đến trẻ và trẻ cần giúp đỡ thì người lớn sẽ giúp đỡ trẻ.
  • Nếu vấn đề không liên quan đến trẻ thì nói với trẻ: Vấn đề này không liên quan đến con, vậy con mách cho bố/mẹ/cô có phải để làm anh/chị/em/bạn con sẽ bị rơi vào phiền toái/ bị khiển trách hay không?
  • Nếu vấn đề không liên quan đến trẻ thì nói với trẻ: Vấn đề này không liên quan đến con, vậy con mách cho bố/mẹ/cô có phải để làm anh/chị/em/bạn con sẽ bị rơi vào phiền toái/ bị khiển trách hay không?
  • Giải thích cho trẻ: Nếu mách để nhằm làm cho người khác bị phiền toái thì đó là mách lẻo và hành vi đó không tốt. Bố/mẹ/cô sẽ không muốn nghe những điều mách lẻo này. Tuy nhiên, bố/mẹ/cô sẽ lắng nghe vấn đề nếu con thực sự muốn giúp đỡ người đó. Vậy con muốn mách để giúp đỡ anh/chị/em/bạn hay muốn họ sẽ bị phiền toái?
  • Chờ trẻ trả lời và chắc chắn trẻ sẽ nói là muốn giúp đỡ anh/chị/em/bạn mình. Khi trẻ trả lời vậy, hãy nói với trẻ nếu con thấy anh/chị/em/bạn mình đã cư xử không đúng, không tốt, và con muốn giúp đỡ họ, vậy con có thể nói gì hoặc làm gì để giúp họ tốt hơn? Con hãy làm việc đó trước và nếu vẫn chưa giúp được họ giải quyết vấn đề thì đến nói với bố/mẹ/cô để bố mẹ/cô có thể hỗ trợ thêm.
  • Ghi nhận, khen ngợi nỗ lực giúp đỡ, hỗ trợ người khác của trẻ.
  • Hãy để cho trẻ tự giải quyết với nhau trước và người lớn chỉ đứng ở ngoài để ghi nhận. Nếu vấn đề đã được giải quyết thì người lớn không cần can thiệp gì thêm. Nếu vấn đề phức tạp hoặc chưa được giải quyết, chúng ta nên gặp riêng với trẻ bị mách để giúp trẻ giải quyết. Hãy luôn nhớ nguyên tắc: Khen tập thể và chê cá nhân để trẻ bị mách không cảm thấy bị xấu hổ và bực bội hoặc ghét trẻ đã chia sẻ thông tin.

Đăng ký tư vấn

Đã áp dụng
Chưa áp dụng
Chưa biết chơi gì, dạy gì cho con để con phát triển tốt nhất
Quá bận rộn, không có thời gian để chơi với con
Chưa biết cách xử lý các vấn đề hành vi của con
Con chậm phát triển về một hoặc nhiều kỹ năng (vận động / nhận thức / ngôn ngữ)
Khác
Bạn đã áp dụng giáo dục sớm cho con chưa?
Vấn đề khó khăn bạn gặp phải trong quá trình nuôi dạy con?

Đăng ký tư vấn

Đã áp dụng
Chưa áp dụng
Chưa biết chơi gì, dạy gì cho con để con phát triển tốt nhất
Quá bận rộn, không có thời gian để chơi với con
Chưa biết cách xử lý các vấn đề hành vi của con
Con chậm phát triển về một hoặc nhiều kỹ năng (vận động / nhận thức / ngôn ngữ)
Khác
Bạn đã áp dụng giáo dục sớm cho con chưa:
Vấn đề khó khăn bạn gặp phải trong quá trình nuôi dạy con?
Vấn đề khó khăn bạn gặp phải trong quá
trình nuôi dạy con?

Trang chủ

Liên hệ

Tips nuôi dạy con

Chương trình học

HIỂU ĐÚNG VỀ GIÁO DỤC SỚM

Hiểu đúng về Giáo dục sớm sẽ giúp ba mẹ kịp thời đồng hành cùng con trong giai đoạn vàng, giúp khai phá tiềm năng, tạo nền tảng vững chắc để trẻ phát triển toàn diện và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

Giáo dục sớm là đánh cắp tuổi thơ của con? Con còn bé nên để con thoải mái vui chơi chứ sao lại nhồi nhét con học quá nhiều thứ? Giáo dục sớm để con trở thành thiên tài?

05 Tháng 6

Ba mẹ từng có những lo lắng hay nghe người ngoài tranh cãi về việc giáo dục sớm cho trẻ như vậy không? Hãy cùng Merbaby tìm hiểu để tránh những lầm tưởng về Giáo dục sớm nhé.

Từ cơ sở khoa học trên, chúng ta có thể thấy, bản chất Giáo dục sớm là giáo dục phát triển tiềm năng con người trong thời kỳ sinh trưởng và phát triển nhanh của não bộ. Giáo dục sớm là việc cha mẹ, những người chăm sóc kiểm soát môi trường sống của trẻ để tăng cường các yếu tố tích cực, có lợi cho sự phát triển của trẻ và giảm thiểu các yếu tố tiêu cực, nhằm giúp trẻ phát triển tối đa tiềm năng của mình. Nội dung của giáo dục sớm cần toàn diện trên các lĩnh vực phát triển của trẻ bao gồm thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ.

Hiểu đúng về Giáo dục sớm sẽ giúp ba mẹ kịp thời đồng hành cùng con trong giai đoạn vàng, giúp khai phá tiềm năng, tạo nền tảng vững chắc để trẻ phát triển toàn diện và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

GIẢI ĐÁP VỀ HÀNH VI NÉM ĐỒ VÀ TÁT MẸ CỦA TRẺ

Có nhiều mẹ nhờ tôi cho lời khuyên. Bé nhà e 15m+, em đang gặp phải 1 số vấn đề ...

31 Tháng 5

Top

NÊN LÀM GÌ KHI TRẺ LUÔN MÁCH LẺO (TATTLING)?

Một phụ huynh hỏi mình một tình huống về việc con trai chị ấy bị một cô bạn ...

31 Tháng 5

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁO DỤC SỚM

NỘI DUNG CỦA GIÁO DỤC SỚM

  • Não bộ xử lý thông tin thông qua mạng lưới các tế bào thần kinh được kết nối với nhau.
  • Não bộ là cơ quan phát triển nhanh và mạnh nhất trong những năm đâu đời. Trong năm đầu tiên, não tăng gấp đôi kích thước.    Năm 3 tuổi, đạt 90% trọng lượng khi trưởng thành, và đến năm 6 tuổi, não bộ gần như hoàn thiện về mặt cấu trúc.
  • Sự bền chặt của các kết nối thần kinh sẽ định hình cấu trúc và cách xử lý thông tin của não bộ, hỗ trợ khả năng học tập, ghi nhớ và nhận thức của trẻ. Do vậy, năng lực của một người phụ thuộc rất nhiều vào những trải nghiệm và kích thích mà người đó được nhận.
  • Theo lý thuyết về thời kỳ nhạy cảm của não bộ, các kỹ năng như nghe, nhìn, kiểm soát cảm xúc, khả năng phản ứng, tượng hình, ngôn ngữ, số học, và tương tác xã hội đều phát triển mạnh nhất trong giai đoạn 0-6 tuổi và đặc biệt là dưới 3 tuổi.

PHẦN THƯỞNG HAY HỐI LỘ

Phần thưởng cũng là một cách chúng ta bày tỏ tình yêu thương đối với con. Tuy nhiên, việc sử dụng phần thưởng không cẩn thận sẽ trở thành thứ để hối lộ trẻ ...

31 Tháng 5

SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA ĂN VẠ & QUÁ TẢI CẢM XÚC?

Ăn vạ và quá tải cảm xúc đều là những hành vi thường xảy ra ở trẻ nhỏ, tuy nhiên lại có những sự giống và khác nhau giữa hai trạng thái này. Ba mẹ hãy cùng phân biệt để dễ dàng thấu hiểu và có hướng xử lý cùng con phù hợp nhé!

Trong hành trình nuôi dạy con, chắc hẳn không ít lần cha mẹ cảm thấy lúng túng khi chứng kiến những cơn thịnh nộ của em bé của mình. Vừa phút trước còn cười đùa vui vẻ, bỗng nhiên vì một điều gì đó em bé có thể gào khóc dữ dội, thậm chí nhiều em còn phá/ ném đồ, hay làm đau mình như đập đầu xuống đất, nôn trớ khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Đây đều là những biểu hiện thường gặp của hai hiện tượng cảm xúc ở trẻ nhỏ là ăn vạ và quá tải cảm xúc tuy nhiên hai trạng thái này có sự khác biệt ở một số khía cạnh sau đây:

31 Tháng 5

1. Cách con quan sát phản ứng của người khác

Trong cả hai tình huống trên, điều đầu tiên là cha mẹ không nên quát mắng, bức bội, đánh mắng con.

Với trạng thái quá tải cảm xúc, cha mẹ hãy:

GIẢI ĐÁP VỀ HÀNH VI NÉM ĐỒ VÀ TÁT MẸ CỦA TRẺ

Có nhiều mẹ nhờ tôi cho lời khuyên. Bé nhà e 15m+, em đang gặp phải 1 số vấn đề ...

31 Tháng 5

Top

NÊN LÀM GÌ KHI TRẺ LUÔN MÁCH LẺO (TATTLING)?

Một phụ huynh hỏi mình một tình huống về việc con trai chị ấy bị một cô bạn ...

31 Tháng 5

HIỂU ĐÚNG VỀ GIÁO DỤC SỚM

Hiểu đúng về Giáo dục sớm sẽ giúp ba mẹ kịp thời đồng hành cùng con trong giai đoạn vàng ...

05 Tháng 6

  • Khi ăn vạ, trẻ quan sát và để ý đến phản ứng của người lớn. Nếu chúng ta nhìn con, con thậm chí sẽ khóc to hơn. Có những trường hợp bố mẹ quay đi chỗ khác, bé sẽ tiến ra phía trước mặt bố mẹ cho bố mẹ nhìn thấy mình đang khóc.
  • Trẻ ở cơn quá tải cảm xúc thì không quan tâm đến việc người khác phản ứng ra sao.

2. Nhận thức về sự an toàn của trẻ

  • Trẻ ăn vạ sẽ chú ý đến sự an toàn của mình. Con có thể tự cộc đầu mình vào đồ vật để thu hút sự chú ý của người lớn, nhưng sẽ làm nhẹ để không bị đau. Tuy nhiên, có những trường hợp cá biệt, trẻ thấy làm mình đau mạnh hơn mới thu hút được sự chú ý của người lớn thì có thể khi ăn vạ trẻ cũng sẽ vẫn làm mình đau rồi khóc lớn lên.
  • Trẻ quá tải cảm xúc thường không kiểm soát được cảm xúc của bản thân và hành động sẽ bột phát nên thường không để ý đến việc tránh làm mình bị đau. Chính vì vậy, trong cơn quá tải cảm xúc, trẻ có thể bị tổn thương.

3. Mức độ kiểm soát cảm xúc và hành vi

  • Trẻ ăn vạ vẫn có thể kiểm soát được cảm xúc và hành vi của mình. Trẻ có thể điều khiển bản thân để khóc to, khóc nhỏ hoặc tạm dừng khóc.
  • Trong khi đó, trẻ quá tải cảm xúc do bị kích thích quá mạnh, não bộ trẻ thường bị chuyển sang trạng thái sinh tồn nên sẽ phản ứng một cách rất bản năng và chúng không kiểm soát được cảm xúc cũng như hành vi của mình.

4. Mục đích của trẻ

  • Cơn ăn vạ thường có một mục đích rất rõ ràng. Trẻ ăn vạ sẽ cho người lớn biết chúng muốn gì.
  • Trẻ ở cơn quá tải cảm xúc khóc lóc, vật vã không hẳn để đòi một thứ gì mà nếu có đòi thì đôi khi, cũng chỉ là cái cớ. Trẻ khóc lóc một lúc sau thì cũng không đòi nữa nhưng không ngừng được cơn khóc lóc.
  • Cơn ăn vạ sẽ kết thúc nhanh chóng. Khi vấn đề được giải quyết, mục đích đã đạt được, hoặc khi trẻ ăn vạ quá mệt, trẻ sẽ nhanh chóng dừng khóc, bình tĩnh trở lại.
  • Trong khi đó, cơn quá tải cảm xúc sẽ kéo dài hơn ăn vạ và nó sẽ chỉ giảm nhiệt khi trẻ thích nghi dần với những kích thích hoặc rơi vào giấc ngủ để giảm bớt tình trạng mệt mỏi.

BA MẸ NÊN LÀM GÌ?

  • Giảm hoặc bỏ bớt các nguyên tắc, bài học lúc này, Con chưa thể học được gì từ các biện pháp kỷ luật. Hãy thực hiện nó khi con thoát khỏi cơn quá tải cảm xúc.
  • Giúp con giảm tải các kích thích đang làm con khó chịu
  • Cung cấp thêm sự ấm áp để con cảm thấy ổn hơn như bế, ôm con
  • Nếu con đói, mệt, buồn ngủ, hãy cho con ăn, nghỉ ngơi hoặc đi ngủ

Với cơn ăn vạ, ba mẹ có thể áp dụng Kỷ Luật ấm áp với mục đích là dạy cho con hành vi cư xử đúng. Ba mẹ có thể tham khảo các bước của Kỷ luật ấm áp như sau:

  • Xác định lý do vấn đề hành vi
  • Xác định bài học/ nguyên tắc muốn dạy con
  • Kiên trì dạy bài học cho con